Độ nổi bật về các loại số Wikipedia:Độ_nổi_bật_(con_số)

Ví dụ Số phức. Các số siêu việt chỉ chứa 3 và 7 trong biểu diễn thập lục phân.

Câu hỏi đặt ra là:

  1. Các nhà toán học chuyên nghiệp đã xuất bản bài báo nào về loại số này chưa, hay đã có chương nào trong một cuốn sách đề cập đến nó, hay có cả một cuốn sách viết về loại số này hay chưa?
  2. MathWorld hay PlanetMath có bài viết về loại số này không?
  3. Có ít nhất một cái tên được chấp nhận rộng rãi cho loại số này chưa?

Một câu trả lời có cho ba câu hỏi này có nghĩa là loại số này đủ nổi bật để có bài viết về nó tại Wikipedia.

Trong một số trường hợp, hướng dẫn độ nổi bật về dãy số có thể sẽ phù hợp hơn, đặc biệt là khi dễ dàng đặt các con số theo một thứ tự nào đó, tăng dần chẳng hạn.

Diễn giải ví dụ Đã tồn tại ít nhất một cuốn sách có tựa đề Số phức, một cuốn của Walter Ledermann, và một vài cuốn khác với tựa đề có dạng Số phức và một cái gì đó, như cuốn Số phức và Hàm số của Estermann. Cả PlanetMath và MathWorld đều có bài viết về số phức. Tên gọi "số phức" hầu như được cả thế giới chấp nhận từ khi Gauss đặt ra nó. Do đó, số phức là đủ nổi bật để đưa vào Wikipedia.Ngược lại, số siêu việt chỉ chứa 3 và 7 trong cách biểu diễn thập lục phân của nó thiếu một cái tên được chấp nhận rộng rãi, một phần vì cách mô tả chúng là quá dài, nhưng chủ yếu vì hiếm ai, kể cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, quan tâm nghiên cứu đến những loại số này, viết bài báo còn hiếm hơn nữa.